Hãn quốc Y Nhi
Hãn quốc Y Nhi

Hãn quốc Y Nhi

Hãn quốc Y Nhi, (tiếng Mông Cổ: Хүлэгийн улс, Hülegü-yn Ulus, tiếng Ba Tư: سلسله ایلخانی‎, Ilxānān, chữ Hán: 伊兒汗國), còn dịch là hãn quốc Y Lợi (伊利汗国) hoặc hãn quốc Y Nhĩ (伊尔汗国), là một hãn quốc của người Mông Cổ thành lập tại Ba Tư vào thế kỷ 13, được coi là một phần của đế quốc Mông Cổ. Y Nhi hãn quốc dựa trên cơ sở ban đầu là các chiến dịch của Thành Cát Tư Hãn thực hiện bên trong đế quốc Khwarezmia vào các năm 1219–1224, hãn quốc được cháu trai của Thành Cát Tư Hãn là Húc Liệt Ngột thành lập, lãnh thổ của hãn quốc bao gồm hầu hết các nước Iran, Iraq, Afghanistan, Turkmenistan, Armenia, Azerbaijan, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ, và Pakistan ngày nay. Y Nhi hãn quốc ban đầu chấp nhận nhiều tôn giáo, nhưng đặc biệt có cảm tình với Phật giáoKitô giáo. Những người cai trị Y Nhi hãn quốc về sau, bắt đầu từ Hợp Tán vào năm 1295, đã trở thành tín đồ Hồi giáo.

Hãn quốc Y Nhi

• 1310 3,750,000 km2
(1 mi2)
• 1256–1265 Húc Liệt Ngột
Cai trị  
Ngôn ngữ thông dụng Mông Cổ trung đại (chính thức)[1]
Ba Tư (chính thức, phần lớn cư dân)[1]
Thổ
• 1316–1335 Bất Tái Nhân
Thủ đô Maragheh (1256-1265)
Tabriz (1265-1306)
Soltaniyeh (1306-1335)
Chính phủ Quân chủ
Tôn giáo chính Shaman giáo, Phật giáo, Kitô giáo và sau này là Hồi giáo Shia
• Giải thể 1335
• Thành lập 1256
Vị thế Đế quốc
Lập pháp Kurultai
Lịch sử